Những app cho vay tiền bị bắt là các app hoạt động trái pháp luật hoặc cho vay với lãi suất cắt cổ cùng nhiều sai phạm khác. Sau đây là danh sách những app vay tiền bị bắt mới nhất mà bạn nên tránh xa, tránh tình trạng vay nhầm các app tín dụng đen này.
Nội dung
Danh sách những app vay tiền bị bắt mới nhất
Danh sách các app vay tiền bị bắt mới nhất, được triệt phá trong giai đoạn năm 2020 – 2022 được Association of Super Recognisers cập nhật sau đây:
- Vndong, Hitiens, Zdong và Hvay đã bị bắt vào ngày 12/7/2022 vì tội cho vay nặng lãi với lãi suất 2.000%/năm. Cảnh sát xác định đã có khoảng 159.000 khách hàng đã vay tiền tại các ứng dụng này, với số tiền hơn 1.800 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thực giải ngân là 660 triệu đồng, số tiền thực tế khách hàng trả nợ là 830 tỷ, phí phạt là gần 10 tỷ. Lượng tiền nhóm nghi phạm chiếm đoạt là hơn 320 tỷ đồng.
- CashVn, Vaynhanhpro và Ovay bị bắt cho vay với mức lãi suất cắt cổ 1.570% – 2.190%/năm vào ngày 25/5/2022.
- Cashwagon bị dừng hoạt động từ ngày 2/6/2020 bởi cho vay với lãi suất 1.600%/năm và liên tục làm phiền người vay và người thân của người vay với nhiều cuộc gọi và tin nhắn đe dọa gây tổn thương tinh thần.
- Vaytocdo, Moreloan, VD online là các ứng dụng cho vay nặng lãi do nhóm người Trung Quốc cầm đầu bị bắt vào ngày 20/4/2020. Tại thời điểm bị bắt, đường dây cho vay nặng lãi này đã cho hơn 60.000 người ở 60 tỉnh/thành vay với số tiền khoảng 100 tỷ đồng.
Ngoài các app đã bị bắt kể trên, một số app đang nằm trong danh sách đen bạn cần cân nhắc như: SieuCash, Sieu Vay, Clickdong, Tiendaytui, Money 24/24, TreeMoney, VayCoNgay, Tindung24/24 và Cash Tốc Độ.
>> Xem thêm: App vay tiền 18 tuổi uy tín
Nguyên nhân các app vay tiền bị bắt?
Nguyên nhân chính khiến các app vay tiền bị bắt như sau:
- Thu lãi suất vượt quá quy định của nhà nước là trên 20%/năm. Các app thường thu lãi suất cắt cổ lên đến 1.000 – 2.000%/năm.
- Hầu hết các app vay tiền bị bắt thường có quy mô hoạt động xuyên quốc gia, hoạt động không có giấy phép tại Việt Nam. Các thông tin về đơn vị quản lý không công khai.
- Không minh bạch thông tin khoản vay về lãi suất, kỳ hạn, hạn mức, các phụ phí.
- Tự ý đơn phương tăng lãi suất khác với thỏa thuận khách hàng
- Giải ngân không đúng với số tiền đã cam kết trong hợp đồng.
- Có nhiều sai phạm trong quy trình đòi nợ khách hàng, điển hình như gọi điện/nhắn tin khủng bố cả người vay và người thân của người vay. Phát tán các hình ảnh đồi trụy, cáo phó đám tang có hình ảnh của người vay tiền trên mạng xã hội.
- Qua điều tra cho thấy các app hoạt động với mục đích thu thập thông tin trái phép của người vay để bán lại cho bên thứ 3 nhằm thu lợi bất chính.
Các hình thức lừa đảo của app vay tiền hiện nay
Hàng ngày vẫn có hàng trăm các app cho vay ra đời, trong đó vẫn có nhiều app vay tiền núp bóng tín dụng đen với nhiều chiêu thức lừa đảo tinh vi. Các hình thức lừa đảo qua app vay tiền điển hình có thể kể đến như:
- Tạo các app vay tiền ảo: Người dùng vẫn thực hiện đăng ký các khoản vay bình thường. Tuy nhiên không được giải ngân. Các app này núp bóng các app vay tiền để thu thập thông tin người vay, sau đó bán lại dữ liệu cho bên thứ 3.
- Lừa đảo ở khâu giải ngân: Khách hàng nhận được hạn mức giải ngân thấp hơn nhiều so với số tiền đăng ký trước đó nhưng không được app giải thích. Đến cuối kỳ, người vay vẫn phải trả lãi suất được tính đúng như số tiền đã đăng ký trước đó.
- Không công khai lãi suất và các khoản phí: Ngay cả khi khách hàng thực hiện ký hợp đồng online, các thông tin về lãi suất và phí cũng không được thể hiện cụ thể. Chỉ sau khi số tiền được giải ngân, mở đơn vay trên app khách hàng mới biết được lãi suất và phí phải trả là bao nhiêu. Nhiều app đã lừa đảo người vay bằng cách áp một mức lãi suất vượt quá quy định và bắt người dùng phải trả thêm rất nhiều loại phí phụ khác.
- Yêu cầu cung cấp tài khoản icloud: Nếu cung cấp tài khoản icloud cho ứng dụng, khách hàng sẽ bị đánh cắp thông tin và có nguy cơ bị mất điện thoại iPhone.
- Yêu cầu đặt cọc trước khi được vay tiền: Một số ứng dụng vay tiền yêu cầu người dùng chuyển khoản trước một khoản tiền và lấy lý do đó là phí bảo hiểm hoặc phí để xử lý hồ sơ của bạn. Nhiều người dùng nhẹ dạ đặt cọc và mất trắng số tiền đó.
Dấu hiệu nhận biết app vay tiền lừa đảo
Để nhận biết các ứng dụng vay tiền lừa đảo, bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu sau đây:
- Yêu cầu đặt cọc trước: Tuyệt đối không chuyển khoản cho các đối tượng trước và trong quá trình xét duyệt khoản vay.
- Phí cao: Bên cạnh lãi suất, các ứng dụng sẽ app thêm các loại phí thu phụ khác như phí tư vấn và phí dịch vụ. Các app vay tiền uy tín sẽ công khai chi tiết các loại phí này ngay tại bước ký hợp đồng online. Các app tính phí quá cao hoặc cố tình không công khai thì đó là dấu hiệu của một app vay tiền lừa đảo.
- Đăng ký vay quá dễ dàng: Các app vay tiền online uy tín sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, xác minh danh tính bằng CCCD/CMND. Nếu bạn thấy rằng quá trình đăng ký quá dễ dàng và không có yêu cầu nhiều thông tin, đó có thể là một dấu hiệu của một ứng dụng lừa đảo.
- Thông tin liên lạc không rõ ràng: App vay tiền lừa đảo sẽ không cung cấp thông tin liên lạc rõ ràng để bạn có thể liên hệ với họ khi gặp vấn đề. Bạn nên tránh xa các app này nếu không tìm được đầy đủ các thông tin địa chỉ văn phòng, số điện thoại, hotline, gmall, các mạng xã hội và giấy phép kinh doanh.
- Có nhiều đánh giá không tốt: Bạn có thể tìm kiếm các đánh giá này tại các forum, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm vay tiền trên mạng xã hội, đọc phản hồi tại đường link tải app.
Kết luận
Trên đây là danh sách những app vay tiền bị bắt mới nhất và dấu hiệu nhận biết các app vay tiền lừa đảo mà bạn nên tránh xa. Nâng cao kiến thức và tránh xa các app tín dụng đen sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi, cũng như tiếp cận được nguồn vốn từ các app vay tiền uy tín.