Lãi suất thả nổi sẽ đem đến cho bạn nhiều lợi ích khi lãi suất thị trường giảm. Nhưng nếu lãi suất thị trường tăng, bạn tuyệt nhiên bị thiệt hại ít nhiều. Cụ thể là tiền lãi phải trả sẽ cao hơn so với khi lựa chọn lãi suất cố định. Vậy cụ thể lãi suất thả nổi là gì? Nên hay không nên vay vốn theo lãi suất thả nổi? Hãy cùng Association of Super Recognisers đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.
Nội dung
Lãi suất thả nổi là gì?
Khi vay vốn ngân hàng, bạn sẽ phải trả thêm một khoản tiền lãi. Khoản tiền này được tính dựa trên mức lãi suất đã ghi rõ trong hợp đồng vay vốn. Nếu lựa chọn lãi suất cố định thì hợp đồng sẽ có “con số” lãi suất cụ thể. Trong khi đó, nếu khoản vay được áp dụng lãi suất thả nổi thì “con số” này sẽ là một ẩn số.
Lãi suất thả nổi (floating interest rate) là thuật ngữ dùng để chỉ mức lãi suất không cố định, có thể biến động theo tình hình thị trường và được ngân hàng điều chỉnh định kỳ. Trong đó, thời gian điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào thoả thuận giữa ngân hàng với người vay, thường là theo từng mốc thời gian cố định (3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng). Và mức điều chỉnh sẽ được tính toán dựa trên lãi suất tham chiếu và chỉ số lạm phát.
Có thể hiểu, mức lãi suất được áp dụng cho hợp đồng vay vốn sẽ được điều chỉnh định kỳ theo biến động lãi suất của thị trường. Nếu lãi suất thị trường tăng thì lãi suất của hợp đồng vay vốn tăng và ngược lại.
Ví dụ:
Bạn vay ngân hàng 20 triệu với kỳ hạn vay là 12 tháng. Bạn chọn áp dụng lãi suất thả nổi với thỏa thuận ngân hàng sẽ có quyền điều chỉnh lãi suất định kỳ 3 tháng/lần. Và mức lãi suất trong 3 tháng đầu được ghi trong hợp đồng là 1%/tháng.
Tuy nhiên, bước sang tháng thứ 4, lãi suất được điều chỉnh tăng theo lãi suất thị trường lên 1,25%/tháng. Và bước sang tháng thứ 7, lãi suất được điều chỉnh giảm theo lãi suất thị trường xuống còn 0,9%/tháng. Như vậy, số tiền lãi mà bạn phải trả ở 3 tháng đầu, 3 tháng tiếp theo và 6 tháng cuối cùng là không giống nhau.
Phân biệt lãi suất thả nổi và lãi suất cố định
Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ được sự khác nhau giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi thì có thể tham khảo qua bảng dưới đây:
Tiêu chí so sánh | Lãi suất cố định | Lãi suất thả nổi |
Bản chất | Không thay đổi trong suốt thời gian vay | Được điều chỉnh định kỳ theo biến động của lãi suất thị trường |
Nội dung trong hợp đồng | Trong hợp đồng có con số lãi suất cụ thể | Có thông tin rõ ràng về việc điều chỉnh lãi suất thả nổi |
Chịu tác động lãi suất thị trường | Không | Có |
Cơ sở ấn định | Dựa trên mức lãi suất thị trường tại thời điểm vay vốn | Dựa trên lãi suất tham chiếu hoặc chỉ số lạm phát |
Kỳ hạn vay | Ngắn hạn | Dài hạn |
Khi lãi suất thị trường tăng | Mức lãi suất (thấp hơn thị trường) vẫn được giữ nguyên | Tiền lãi phải trả tăng |
Khi lãi suất thị trường giảm | Phải chịu mức lãi suất cao hơn thị trường | Tiền lãi phải trả giảm |
Tính toán tiền lãi | Có thể dễ dàng tính toán và biết được tiền lãi phải trả hàng tháng | Không thể tính trước được tiền lãi phải trả của những tháng tiếp theo sau thời gian điều chỉnh định kỳ |
Công thức tính lãi suất thả nổi
Trong thời gian đầu của khoản vay, tiền lãi sẽ được tính dựa trên lãi suất cố định đã được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn theo công thức sau.
Tiền lãi phải trả hàng tháng = Số tiền vay vốn * lãi suất cố định |
Theo thời gian định kỳ đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và người vay, ngân hàng sẽ thực hiện điều chỉnh lãi suất ban đầu sang lãi suất thả nổi theo biến động của thị trường. Lúc này, tiền lãi phải trả hàng tháng sẽ có sự thay đổi. Công thức tính cụ thể như sau:
Tiền lãi phải trả hàng tháng = Số tiền vay vốn * lãi suất thả nổi |
Công thức tính lãi suất thả nổi như sau:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất |
Trong đó:
- Lãi suất cơ sở (hay còn gọi là lãi suất tham khảo/tham chiếu): Là mức lãi suất cố định do Ngân hàng Trung Ương quy định, thường dựa trên lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng.
- Biên độ lãi suất: Là mức điều chỉnh lãi suất của ngân theo tình hình tài chính của thị trường, được quy định rõ ràng trong hợp đồng vay.
Ví dụ:
Bạn vay ngân hàng 30 triệu trong vòng 2 năm với thỏa thuận mức lãi suất cố định trong 6 tháng đầu là 0,75%/tháng và thời gian điều chỉnh định kỳ là 6 tháng/lần. Ở tháng thứ 7, lãi suất thị trường tăng lên 1%/tháng. Ở tháng thứ 13, lãi suất thị trường giảm xuống 0,7%/tháng.
Vậy:
- Số tiền lãi phải trả hàng tháng trong 6 tháng đầu = 30.000.000 * 0,75% = 225.000 VNĐ
- Số tiền lãi phải trả hàng tháng trong 6 tháng tiếp theo = 30.000.000 * 1% = 300.0000 VNĐ
- Số tiền lãi phải trả hàng tháng từ tháng thứ 13 = 30.000.000 * 0,7% = 210.000 VNĐ
Có nên vay theo lãi suất thả nổi hay không?
Ưu nhược điểm của việc áp dụng lãi suất thả nổi rất rõ rệt, cụ thể như sau:
Ưu điểm:
- Số tiền lãi mà bạn phải trả hàng tháng sẽ giảm khi lãi suất thị trường giảm.
- Ở giai đoạn đầu vay vốn, người vay thường được hưởng mức lãi suất thấp hơn.
Nhược điểm:
- Bạn sẽ phải mang thêm “gánh nặng” tài chính nếu không may trong suốt thời gian vay vốn, lãi suất thị trường liên tiếp tăng.
- Không đoán trước được sự biến động của lãi suất trong tương lai. Khó có thể tính toán, kiểm soát hay lên kế hoạch tài chính, kế hoạch trả nợ tốt nhất.
Tổng hợp lãi suất thả nổi của một số ngân hàng
Thông tin về lãi suất thả nổi của các ngân hàng (cập nhật vào tháng 11/2022) như sau:
STT | Ngân hàng | Lãi suất ưu đãi (%/năm) | Lãi suất thả nổi sau ưu đãi |
1 | Vietcombank | 11-12 | LSTK 24T + 3,5% |
2 | Agribank | 7,5 | LSTK 13T + 3% |
3 | BIDV | 7,7 | LSTK 24T + 3,2% |
4 | TPBank | 5,9 | LSTK 12T + 3,5% |
5 | VPBank | 5,9 | LSCS + 4% |
6 | Eximbank | 7,49 | LSTK 24T + 3,5% |
7 | Vietinbank | 7,7 | LSTK 36T + 3,5% |
8 | Sacombank | 8,5 | LSTK 13T + 4,7% |
9 | VIB | 9 | LSTK 12T + 3,9% |
10 | Techcombank | 10,59 | 10,5 |
*LSTK: Lãi suất tiết kiệm của ngân hàng (lãi suất cố định trong các tháng đầu của khoản vay đã được ngân hàng và bên vay thỏa thuận).
*LSCS: Lãi suất cơ sở.
Lưu ý: Bảng lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo và các thông tin có thể thay đổi tùy theo thời điểm và các chính sách của ngân hàng. Để biết chính xác lãi suất thả nổi, bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng đó để được tư vấn chi tiết.
Kết luận
Như vậy là chúng tôi đã vừa chia sẻ xong các thông tin liên quan đến chủ đề “Lãi suất thả nổi là gì?”. Có thể thấy, việc lựa chọn áp dụng lãi suất thả nổi tiềm tàng không ít rủi ro. Nếu không phải là người thật sự quá am hiểu thị trường, muốn vay với kỳ hạn dài hay có “gánh nặng” tài chính vốn đã không nhẹ thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.