Lãi suất chiết khấu là gì? Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất cho ngân hàng nhà nước quy định. Vậy mức lãi suất này sẽ được áp dụng cho ai và áp dụng khi nào? Sự tăng và giảm của lãi suất chiết khấu có ảnh hưởng gì đến thị trường tài chính hay không? Tại bài viết dưới đây Association of Super Recognisers sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về lãi suất chiết khấu nhé!
Nội dung
Lãi suất chiết khấu là gì?
Khi lượng tiền mặt dự trữ không đủ, các Ngân hàng thương mại sẽ vay tiền từ Ngân hàng trung ương (ngân hàng nhà nước) và chịu lãi suất chiết khấu.
Lãi suất chiết khấu chính là lãi suất mà ngân hàng trung ương (NHTW) ấn định vào các khoản tiền ngân hàng thương mại vay nhằm đáp ứng nhu cầu cần tiền ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này.
Ngoài ra, lãi suất chiết khấu còn được coi là một công cụ của chính sách tiền tệ. Thông qua chỉ số này, giúp ngân hàng nhà nước điều tiết lượng cung tiền trên thị trường.
Cách tính lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu được tính theo chi phí huy động vốn hoặc trung bình trọng số chi phí vốn (WACC).
1. Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động là tỷ lệ lợi tức mà người bỏ vốn mong muốn thu lại được khi họ tham gia đầu tư. Thông qua chi phí huy động vốn ta có thể tính được lãi suất chiết khấu như sau:
Lãi suất chiết khấu = Chi phí huy động vốn
Ví dụ: tiền tiết kiệm khi rút ra hưởng lãi suất 5% thì lãi suất chiết khấu có thể tính là 5%.
2. Trung bình trọng số chi phí vốn (WACC)
Chi phí huy động vốn bằng WACC. Như vậy thông qua WACC ta cũng có thể tính được lãi suất chiết khấu.
WACC = Chi phí sử dụng vốn = Lãi suất chiết khấu
Các doanh nghiệp có 2 nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn thương mại và vốn góp cổ đông. WACC có thể tính bằng chi phí vốn trung bình của hai nguồn vốn trên theo công thức sau:
WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)
Trong đó:
- re: Được hiểu là tỷ suất thu nhập mong muốn của các cổ đông trong công ty
- rD: Thể hiện mức lãi suất mong muốn của các chủ nợ
- E: Được hiểu là giá thị trường cổ phần của một doanh nghiệp
- D: Thể hiện cho giá thị trường nợ của một doanh nghiệp trên thị trường
- TC: Thuế suất thuế thu nhập của một doanh nghiệp.
re = [Div0(1+g)/P0] + g
Trong đó:
- P0: giá cổ phiếu công ty tại thời điểm gốc.
- Div0: cổ tức cổ phiếu của công ty tại thời điểm gốc.
- g: là dự kiến tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức.
Ảnh hưởng của lãi suất chiết khấu
Sự biến động của lãi suất chiết khấu có tác động tới cả ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước.
1. Đối với ngân hàng thương mại
Lãi suất chiếu khất ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt tại các ngân hàng thương mại. Đây là cơ sở giúp ngân hàng thương mại quyết định tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ tiền của mình:
- Nếu lãi suất chiết khấu > lãi suất thường: Ngân hàng thương mại không thể dự trữ tiền ở mức tối thiểu. Bởi nếu thiếu tiền mặt dự trữ, ngân hàng buộc phải vay tiền từ ngân hàng trung ương để bù vào. Khi đó, ngân hàng thương mại sẽ giảm cho vay và tăng tỷ lệ dự trữ.
- Nếu lãi chiết khấu < lãi thị trường: Lúc này, các ngân hàng có thể tự do cho vay, chỉ cần dự trữ tiền ở mức tối thiểu.
2. Đối với ngân hàng nhà nước
Ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ ấn định tỷ lệ chiết khấu để điều tiết lượng tiền cung ứng. Cụ thể:
- NHTW sẽ giảm lãi suất chiết khấu nếu muốn tăng lượng cung tiền.
- Ngược lại, NHTW sẽ tăng lãi suất chiết khấu nếu muốn giảm cung tiền.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là do ngân hàng trung ương quyết định. Tuy nhiên trên thực tế thì việc tăng hay giảm lãi suất chiết khấu sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:
1. Lạm phát
Lạm phát là tình trạng tăng giá cả hàng hóa hay dịch vụ, lẫn sự mất giá của tiền tệ theo thời gian. Lãi suất chiết khấu cũng là một trong những yếu tố chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khi xảy ra lạm phát.
Để vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế, NHTW sẽ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất để kích sự tăng trưởng của các ngân hàng thương mại. Ngược lại, để kiểm soát lạm phát và hạn chế tín dụng đưa vào kinh tế, NHTW sẽ tăng lãi suất chiết khấu.
Như vậy, khi lạm phát tăng theo đó lãi suất cũng tăng theo. Còn nếu lạm phát được dự đoán giảm và sắp có thể kiểm soát, thì lãi suất chiết khấu cũng sẽ giảm.
2. Lượng cung và cầu tiền tệ
Nhà nước là đơn vị nắm quyền trong việc điều tiết cung & cầu tiền tệ. Khi cung và cầu ở trạng thái mất cân bằng, NHTW sẽ thực hiện điều chỉnh lãi suất chiết khấu để ổn định lại thị trường. Trường hợp cung tiền quá nhiều dẫn đến lạm phát, nhà nước sẽ tăng lãi suất chiết khấu để giảm số tiền lưu thông và giảm lạm phát.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin lý giải lãi suất chiết khấu là gì. Có thể thấy thông qua lãi suất chiết khấu giúp bạn nắm được tình hình tài chính kinh tế hiện tại. Trước khi quyết định thực hiện một khoản vay tại tổ chức tài chính, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu lãi suất chiết khấu để đảm bảo có lợi nhất. Chúc bạn thành công!
>>>> Có thể bạn quan tâm:
Lãi suất thả nổi là gì? Nên vay theo lãi suất thả nổi không?