Phần lớn chúng ta đều có ít nhất một tài khoản ngân hàng để việc thực hiện các giao dịch hoặc thanh toán hoá đơn đơn giản và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, những rủi ro không lường trước có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như thông tin cá nhân bị đánh cắp hoặc khách hàng làm mất thẻ. Khi đó, bắt buộc người dùng phải hủy tài khoản ngân hàng ngay lập tức để bảo vệ an toàn cho số dư trong tài khoản.
Vậy huỷ tài khoản ngân hàng có đơn giản không và cách huỷ tài khoản ngân hàng như thế nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này của Association of Super Recognisere nhé!
Nội dung
Tại sao cần hủy, đóng, xóa tài khoản ngân hàng?
Khi gặp một số trường hợp cụ thể dưới đây, người dùng nên thực hiện huỷ, đóng, xoá tài khoản ngân hàng càng sớm càng tốt, cụ thể:
- Khi thẻ ATM bị mất hoặc bị đánh cắp
Để đảm bảo an toàn cho số tiền đang có trong tài khoản, người dùng nên nhanh chóng tiến hành đóng và xoá tài khoản ngân hàng của mình. Nếu để lâu sẽ bị kẻ gian chiếm dụng số dư trong tài khoản.
- Thông tin tài khoản có nguy cơ đã bị lộ
Nếu người dùng nghi ngờ hoặc biết rằng thông tin tài khoản của mình đã bị lộ, hãy tiến hành khoá tài khoản ngay lập tức. Để hạn chế việc bị lộ tài khoản, người dùng nên cẩn thận không để lộ mã pin khi thực hiện giao dịch tại bất kỳ máy ATM hoặc thiết bị thanh toán nào.
- Không muốn tiếp tục sử dụng các sản phẩm của ngân hàng hiện tại
Khi muốn đổi sang sử dụng dịch vụ ngân hàng khác, người dùng nên tiến hành hủy hoặc đóng tài khoản của ngân hàng hiện tại để tránh việc lãng phí tiền khi phải trả những khoản phí dịch vụ như: phí quản lý tài khoản, phí thường niên, phí duy trì tài khoản, … cũng như những rắc rối đi kèm khi không còn sử dụng thẻ cũ nữa.
- Thẻ ATM hết hiệu lực
Khi thẻ ATM hết hiệu lực khách hàng cần phải đến ngân hàng để làm thủ tục hủy thẻ. Tránh để lâu phát sinh thêm nhiều rắc rối không mong muốn. Nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng hiện tại, người dùng có thể đăng ký làm thẻ mới.
- Sử dụng nhiều thẻ tại một ngân hàng
Lời khuyên đưa ra là bạn nên sử dụng nhiều thẻ của nhiều ngân hàng khác nhau. Nếu sử dụng quá nhiều thẻ tại một ngân hàng, bạn nên huỷ hoặc khoá những tài khoản sử dụng với tần suất ít, vì một khi ngân hàng bảo trì hoặc lỗi hệ thống, tất cả các thẻ của bạn sẽ đều không giao dịch được.
Điều kiện hủy, khóa tài khoản ngân hàng
Hiện nay, tất cả các ngân hàng đều cho phép khách hàng hủy, đóng và khoá tài khoản ngân hàng vĩnh viễn một cách dễ dàng và thuận lợi. Đặc biệt, với thẻ thanh toán, khách hàng có thể tiến hành đóng hoặc khoá bất cứ lúc nào và không cần đáp ứng bất cứ điều kiện nào.
Ngược lại, với thẻ tín dụng, để được chấp nhận yêu cầu huỷ hoặc khoá tài khoản, khách hàng cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Trong thẻ tín dụng không còn nợ, tức là khách hàng phải thanh toán toàn bộ tiền lãi và gốc phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ trước đó. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại thẻ tín dụng của tất cả ngân hàng.
- Đã thanh toán toàn bộ phí dịch vụ đi kèm trong quá trình sử dụng: phí in sao kê tài khoản, phí rút tiền, phí chậm thanh toán (nếu có), …
Cách hủy tài khoản ngân hàng
Thủ tục để huỷ, đóng tài khoản ngân hàng nhìn chung khá đơn giản và có thể thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau. Dưới đây là một số cách thức phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
1. Hủy tài khoản ngân hàng online
Để tiến hành huỷ tài khoản qua ứng dụng Mobile Banking, bạn chỉ cần một chiếc điện thoại di động đã kết nối internet và đang cài đặt sử dụng ứng dụng. Sau đóm đăng nhập và tìm kiếm đến phần khóa tài khoản để thực hiện. Tuy nhiên, không phải ứng dụng của ngân hàng nào cũng cung cấp tiện ích khoá tài khoản online nên bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ.
2. Hủy tại quầy giao dịch ngân hàng
Huỷ tài khoản tại quầy giao dịch của ngân hàng là cách làm phổ biến và truyền thống của đa số khách hàng. Khi đến quầy giao dịch, bạn cần mang theo CCCD/ CMND/ Hộ chiếu gốc để xác minh danh tính.
Sau đó bạn sẽ được giao dịch viên hướng dẫn hoàn thiện những thủ tục liên quan. Nếu bạn đến vào thời điểm ngân hàng đông khách, có thể sẽ phải chờ khá lâu để việc huỷ tài khoản được xử lý xong.
Lưu ý, ngân hàng sẽ chỉ tiếp nhận yêu cầu của bạn trong giờ hành chính, do đó hãy sắp xếp thời gian đến quầy hợp lý để được huỷ tài khoản nhanh chóng và đơn giản nhé!
3. Hủy tại cây ATM
So với 2 cách trên thì huỷ tài khoản tại máy ATM có thể khá mới lạ đối với một số người dùng. Thực tế, một số cây ATM có chức năng khóa thẻ và đóng tài khoản. Do đó, người dùng có thể đến địa điểm của những máy ATM tích hợp chức năng này để hủy, khóa hoặc đóng tài khoản ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên, dẫu sao máy móc không thể thay thế con người một cách hoàn toàn, do đó bạn nên đề phòng một số trường hợp không may có thể xảy ra như: thẻ ATM bị nuốt, máy ATM bị lỗi,…
Lưu ý, để huỷ tài khoản bằng cách này, bạn cần mang theo thẻ ATM để thực hiện dịch vụ.
4. Gọi điện hotline
Tất cả ngân hàng đều có hotline để phục vụ khách hàng trong những trường hợp khẩn cấp và ngoài giờ hành chính. Trên lý thuyết, hotline sẽ được hoạt động 24/24 nhằm hỗ trợ người dùng xử lý sự cố kịp thời. Do đó, khách hàng có thể gọi điện vào hotline và nhờ nhân viên trực tổng đài hướng dẫn cách huỷ, khoá tài khoản thuận tiện nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng gọi đường dây nóng nhiều lần nhưng máy luôn báo bận xảy ra rất thường xuyên. Nhiều khách hàng phàn nàn rằng gọi hotline cả chục lần nhưng vẫn không được hỗ trợ. Nếu gặp phải tình huống này, bạn có thể cân nhắc lựa chọn huỷ tài khoản theo các cách đã nêu trên.
Lưu ý khi hủy tài khoản ngân hàng
Để yêu cầu huỷ tài khoản ngân hàng được xử lý nhanh chóng, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:
- Hãy thật chắc chắn khi muốn huỷ thẻ tín dụng, vì hồ sơ đăng ký thẻ tín dụng khá phức tạp và mất thời gian, bạn cần cung cấp bảng lương và một số điều kiện chứng minh thu nhập khác.
- Thẻ tín dụng phụ cũng sẽ bị khoá và mất hiệu lực nếu bạn đóng hoặc khoá thẻ tín dụng chính.
- Trước khi khoá thẻ tín dụng, nên sử dụng hết ưu đãi hoặc điểm tích lũy (nếu có).
- Nên có lý do cụ thể khi yêu cầu hủy/khóa tài khoản ngân hàng, không nên mở quá nhiều tài khoản và tiến hành hủy một cách tùy tiện, điều này sẽ tạo ấn tượng xấu đối với những ngân hàng bạn sử dụng.
Kết luận
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết, chính xác về cách huỷ tài khoản ngân hàng mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn sử dụng và bảo vệ tiền hiệu quả trong trường hợp bị mất thẻ hoặc bị lộ thông tin tài khoản.
FAQ
Hủy, đóng, khóa tài khoản ngân hàng có mất phí không?
Phần lớn các ngân hàng cho phép khách hàng hủy, đóng và khóa tài khoản miễn phí. Bên cạnh đó, một số ngân hàng sẽ yêu cầu trả phí huỷ tài khoản tuỳ theo thời gian sử dụng thẻ của khách hàng. Ví dụ, Ngân hàng Ngoại thương đưa ra mức phí như sau:
- Trong 12 tháng kể từ ngày mở thẻ: 20.000 đồng/ tài khoản
- Tháng thứ 13 kể từ ngày mở thẻ: Không mất phí.
Để tham khảo mức phí của các ngân hàng khác, bạn có thể truy cập vào trang web hoặc gọi nhân viên tư vấn để biết thêm chi tiết.
Thẻ ATM sau khi đóng, hủy tài khoản có dùng được không?
Một khi đóng/ huỷ/ khoá tài khoản, đồng nghĩa rằng bạn không thể thực hiện chuyển tiền, rút tiền, nạp tiền, mọi giao dịch qua thẻ sẽ bị vô hiệu hoá.
Không đóng tài khoản ngân hàng có sao không?
Nếu mở tài khoản và không có bất kỳ giao dịch nào sau 12 tháng đến 18 tháng, ngân hàng sẽ tiến hành khoá tạm thời tài khoản của bạn. Lúc này bạn không thể các giao dịch một chiều như chuyển khoản, rút tiền hay nạp tiền vào tài khoản.
Khi mở tài khoản mà không sử dụng, bạn vẫn sẽ phải trả các khoản phí như phí duy trì thẻ, phí thường niên, các loại phí khác (nếu có), … Do đó, nếu không muốn lãng phí tiền vô ích, khách hàng nên tiến hành khóa thẻ càng sớm càng tốt.