Hiện nay, có rất nhiều hình thức lừa đảo vay tiền online như: không giải ngân nhưng vẫn đòi nợ, yêu cầu người vay phải thanh toán các khoản phí trước, cho vay với lãi suất “cắt cổ” hoặc không đăng ký vay tiền nhưng app tự động chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng…. Vậy nếu chẳng may bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? Hãy cùng Association of Super Recognisers tìm giải pháp xử lý nhé.
Nội dung
Các chiêu trò lừa đảo vay tiền online
Hiện nay, các chiêu trò lừa đảo vay tiền online ngày càng tinh vi và phổ biến. Để tránh bị lừa vay tiền qua app, bạn cần biết rõ các hình thức lừa đảo liên quan đến ứng dụng vay tiền online hiện nay:
1. Không giải ngân nhưng vẫn đòi nợ
Người vay thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ vay tiền như bình thường, sau đó nhận được thông báo hồ sơ vay tiền đã được duyệt và chờ giải ngân. Tuy nhiên chờ mãi không thấy tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng. Đến kỳ hạn thanh toán, nhân viên app gọi điện giục bạn trả nợ như đúng khoản vay đã đăng ký trước đó.
2. Tự động chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng
Bạn chưa từng thực hiện đăng ký vay tiền qua app, nhưng lại nhận được thông báo hồ sơ vay vốn của bạn đã được duyệt và được chuyển một khoản tiền về tài khoản ngân hàng. Khi đến kỳ hạn thanh toán, bên đòi nợ liên tục gọi điện, nhắn tin làm phiền và yêu cầu bạn thanh toán khoản vay kèm lãi.
3. Yêu cầu thanh toán trước tiền phí dịch vụ
Hình thức lừa đảo này được biến tấu theo nhiều kịch bản khác nhau, bạn nên cảnh giác với bất cứ lời chào mời đòi chuyển khoản trước một khoản tiền nào.
- Kịch bản 1: Những đối tượng xấu mạo danh là nhân viên ngân hàng hoặc công ty tài chính, chủ động liên lạc với người vay và mời chào tham gia vay tiền online. Trong quá trình đăng ký, các đối tượng này cũng sẽ yêu cầu khách hàng đóng phí. Họ gọi đó là phí dịch vụ hoặc phí xử lý hồ sơ. Nhiều người lầm tưởng đó là công ty tài chính uy tín nên nhẹ dạ đóng trước một khoản phí theo yêu cầu.
- Kịch bản 2: Bạn chủ động tìm kiếm app vay tiền, thực hiện đăng ký khoản vay và chờ duyệt hồ sơ như bình thường. Đến khâu giải ngân, nhân viên app gọi điện yêu cầu bạn phải chuyển khoản trước một khoản phí dịch vụ, sau đó mới đủ điều kiện để giải ngân.
- Kịch bản 3: Đây là chiêu thức lừa đảo mới nhất hiện nay. Người vay thực hiện đăng ký vay app song đến bước giải ngân, đối tượng xấu sẽ thông báo người vay đã cung cấp sai số tài khoản. Do đó, khoản tiền giải ngân đã bị đóng băng. Người vay phải đóng một khoản tiền chỉnh sửa mới có thể gỡ phong tỏa tài sản. Nếu không đóng sẽ vẫn phải trả số tiền đã vay như trong hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi đóng khoản tiền này, nhân viên vẫn liên tục gửi thông báo lỗi không giải ngân được với nhiều lý do khác nhau.
4. Dụ dỗ vay trên nhiều app liên tiếp
Chiêu thức lừa đảo này thường được áp dụng với khách hàng từng vay thành công một khoản vay trên app. Nhất là với những ai đang trong tình trạng nợ app.
Nhận thấy được nhu cầu vay app của khách hàng và có trong tay dữ liệu cá nhân, các app này liên tục gọi điện mời chào khách hàng tham gia vay online tại nhiều app liên tiếp để hưởng nhiều chương trình ưu đãi về lãi suất, giảm phí, hoàn tiền…
Điểm chung của các app cho vay tiền nhanh là thủ tục đơn giản, dễ dàng duyệt khoản vay. Tuy nhiên kỳ hạn vay rất ngắn (chỉ khoảng 7 – 30 ngày), kèm theo lãi suất và phí vay rất cao. Nếu không có kế hoạch sử dụng vốn vay hợp lý và sập bẫy “vay nhiều app liên tiếp” sẽ khiến khách hàng rơi vào vòng xoáy nợ nần, vay app này trả lãi app kia.
5. Cho vay với lãi suất “cắt cổ”
Chiêu thức cho vay với lãi suất cắt cổ thường được các app tín dụng đen áp dụng. Khi thực hiện vay tiền các app này, người vay không lường trước được mức lãi suất cụ thể mình phải trả là bao nhiêu. Nguyên nhân là các app này thường không công khai lãi suất, khoản vay sau khi giải ngân mới công bố mức lãi suất. Hoặc một số app lại tự động tăng lãi suất khác với hợp đồng đã ký trước đó.
Khi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao?
Nếu không may bị lừa vay tiền qua app, bạn có thể tham khảo các cách xử lý sau đây:
Bước 1: Hiểu rõ mức độ xử phạt về hành vi lừa đảo qua app
Các đối tượng thực hiện các hành vi lừa đảo qua app nếu bị tố giác và điều tra có thể phải đối mặt với việc xử phạt hành chính. Người có hành vi lừa đảo sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng (Theo điểm C, khoản 1, điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Người có hành vi lừa đảo sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện đi lại và sẽ bị trục xuất nếu là người nước ngoài (Theo khoản 3, điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Thậm chí, nếu hành vi lừa đảo tinh vi và chiếm đoạt tài sản lớn, người lừa đảo sẽ phải đối mặt với án hình sự, bị truy về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Theo điều 175 bộ luật Hình sự 2015).
Khung hình phạt |
Đối tượng áp dụng |
Phạt cải tạo không giam giữ tối đa 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm. | Áp dụng cho những đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu đến 50 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các điều kiện sau:
|
Phạt giam giữ từ 2 – 7 năm | Áp dụng với đối tượng:
|
Phạt từ từ 7 – 15 năm | Áp dụng với đối tượng:
|
Phạt từ 12 – 20 năm | Áp dụng với đối tượng:
|
Bước 2: Xử lý linh hoạt theo từng mức độ lừa đảo
Thông qua các chiêu thức lừa đảo vay tiền qua app online, có thể phân loại hai mức độ lừa đảo chính:
- Chưa được giải ngân, nhưng bị lừa mất tiền
Thường là do bạn bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt một khoản tiền trước khi giải ngân cho khách hàng. Hoặc là không may bấm vào đường link giải ngân giả, cung cấp mã OTP để các đối tượng xấu rút trộm tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn.
Với trường hợp lừa đảo này, nếu số tiền nhỏ bạn có thể coi đây là một bài học kinh nghiệm cho bản thân. Còn nếu số tiền lớn, lên đến hàng chục triệu đồng, bạn cần nhanh chóng liên hệ với ngân hàng yêu cầu khóa tài khoản. Sau đó trình báo với cơ quan có thẩm quyền để xin được hỗ trợ.
- Được giải ngân mới biết mình bị lừa:
Các app vay tiền tiến hành giải ngân khoản vay như bình thường, nhưng lừa đảo trong hợp đồng như: không minh bạch lãi suất và phí, lãi suất cao vượt quá quy định, tự ý tăng lãi suất…. đến kỳ hạn thanh toán, họ sẽ liên tiếp tạo áp lực cho bạn để đòi nợ.
Trong trường hợp này, bạn hãy chủ động thu thập các thông tin chứng minh đây là app thuộc tổ chức lừa đảo. Các chứng cứ bạn có thể thu thập như ghi âm cuộc gọi khủng bố, chụp ảnh màn hình hợp đồng giải ngân, thông tin về bên cho vay… Sau đó làm hồ sơ và tố cáo tại các cơ quan có thẩm quyền.
Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ tố cáo app tín dụng đen bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát các cấp hay một số cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra (như công an xã/phường/thị trấn, đồn công an, tòa án các cấp, cơ quan báo chí….)
>> Xem thêm: Cách thoát khỏi app vay tiền
Những lưu ý khi vay tiền qua app để tránh bị lừa
Vay tiền qua app là một giải pháp tài chính nhanh chóng và tiện lợi cho nhiều người. Tuy nhiên, trước các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi, người vay cần nắm vững một số lưu ý dưới đây để tránh trở thành nạn nhân:
- Trước khi vay tiền tại app nào, hãy kiếm tra xem app đó có được cấp phép hoạt động hợp pháp hay không. Ưu tiên vay tiền tại các app vay tiền online uy tín lãi suất thấp, có thông tin minh bạch.
- Chỉ bấm yêu cầu vay tiền online nếu đã nắm chắc các thông tin về hạn mức, kỳ hạn, lãi suất và các khoản phí phải trả liên quan.
- Đặt niềm tin vay tiền tại các app có chính sách bảo mật thông tin khách hàng rõ ràng.
- Tuyệt đối không chuyển khoản một khoản tiền nào trước và trong quá trình đăng ký giải ngân.
- Nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, hãy báo ngay cho cơ quan chức năng để được bảo vệ.
Kết luận
Hậu quả khi bị lừa vay tiền qua app chính là bị mất tiền, bị dính vào app tín dụng đen chịu lãi suất cắt cổ. Chính vì vậy, khi có nhu cầu vay tiền, bạn hãy lựa chọn các app uy tín và nắm rõ các chiêu thức lừa đảo hiện nay để không trở thành nạn nhân. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao?”, cũng như biết cách vay tiền qua app một cách an toàn nhất.